Viêm lợi là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Vậy viêm lợi là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu thường gặp của căn bệnh này là gì? Hãy cùng Nha Khoa Tracy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Viêm lợi là gì?
Viêm lợi, hay còn được gọi là viêm nướu hoặc gingivitis, là hiện tượng mảng bám vi khuẩn tích tụ trên bề mặt của răng, gây ra sự viêm nhiễm trong mô lợi. Khi mảng bám kéo dài trên răng trong thời gian dài, dấu hiệu của viêm lợi trở nên rõ ràng, bao gồm lợi bị kích ứng, viêm, đỏ, sưng phồng, chảy máu và tiết dịch. Ngoài ra, vi khuẩn mảng bám cũng gây ra sự suy yếu trong men răng. Vì thế, việc duy trì sự vệ sinh miệng hàng ngày không chỉ đơn thuần là đánh răng thường xuyên, mà còn cần tuân thủ đúng phương pháp như đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày và thăm bác sĩ nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Mặc dù viêm lợi thường không gây ra nhiều đau đớn ở giai đoạn ban đầu nên nhiều người thường ít quan tâm. Tuy nhiên, việc điều trị kịp thời rất quan trọng vì viêm lợi có thể tiến triển thành viêm nha chu và dẫn đến mất răng.
Xem thêm: VÌ SAO BỊ HÔI MIỆNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC NHANH CHÓNG
Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm lợi
Mọi người đều có nguy cơ mắc phải tình trạng này, và nguyên nhân chính là do thiếu vệ sinh răng miệng hoặc thực hiện vệ sinh không đúng cách. Các mảng bám trên răng, cặn cao răng tồn tại lâu trong khoang miệng chính là nguyên nhân gây viêm lợi. Cụ thể, các mảng bám này chứa vi khuẩn, tạo điều kiện cho chúng tấn công đến gần chân răng và sản xuất enzym phá hủy sự liên kết của các biểu mô, dẫn đến tình trạng viêm.
Bên cạnh nguyên nhân kể trên, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới tình trạng viêm lợi như:
- Chế độ ăn không khoa học và thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá: Thường xuyên ăn đồ ngọt, ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh,… hút thuốc lá, uống bia rượu là những thói quen không tốt cho răng, có thể gây ra những mảng bám trên răng và dẫn tới tình trạng lợi bị viêm.
- Giảm tiết nước bọt: Nước bọt có tác dụng làm sạch răng và vùng khoang miệng. Một số loại thuốc và các bệnh lý khiến giảm tiết nước bọt cũng chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm ở lợi và bệnh sâu răng.
- Thay đổi nội tiết tố khi mang thai: Khi bầu bí, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và trong đó có sự thay đổi về nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của lợi và gây viêm.
- Di truyền và giảm miễn dịch: Nếu mắc một số bệnh lý làm suy yếu hệ miễn dịch, người bệnh cũng dễ bị nhiễm khuẩn và làm tăng nguy cơ lợi bị viêm.
- Bệnh tiểu đường: Những trường hợp này, người bệnh không kiểm soát được lượng đường huyết làm áp lực mạch máu tăng lên và đồng thời giảm khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến mô lợi khiến lợi bị yếu và dễ nhiễm khuẩn.
Xem thêm: Súc Miệng Bằng Nước Muối Có Tốt Không?
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm lợi
Các dấu hiệu của viêm lợi trong giai đoạn đầu thường không rõ ràng và thường bị bỏ qua, dẫn đến sự tiến triển chậm rãi theo thời gian, bao gồm:
- Niêm mạc lợi trở nên đỏ hơn bình thường và sưng nề.
- Thường xuyên xuất hiện chảy máu từ chân răng khi đánh răng hoặc lấy cặn thức ăn bằng chỉ nha khoa hoặc tăm.
- Cảm giác ê buốt hoặc đau răng, đau lợi khi nhai thức ăn, đặc biệt là khi ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng.
- Sự xuất hiện của mủ tại chân răng.
- Hơi miệng khó chịu kéo dài, không cải thiện sau khi đánh răng.
Cách điều trị bệnh viêm lợi
Viêm lợi được điều trị bằng cách loại bỏ hoàn toàn mảng bám từ bề mặt của răng và lợi. Người bệnh không cần phải quá lo lắng, vì viêm lợi có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Các phương pháp điều trị viêm lợi bao gồm:
- Cạo vôi răng và làm sạch gốc răng: Nha sĩ sẽ loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và cao răng khỏi bề mặt của răng và dưới lợi. Sử dụng tia laser để làm sạch bề mặt chân răng cũng giúp ngăn chặn sự tích tụ của cao răng và vi khuẩn.
- Nước súc miệng kháng khuẩn: Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm lợi.
- Thuốc trị viêm lợi: Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như Acetaminophen, Ibuprofen,… để giảm đau và kháng viêm.
- Chỉnh sửa răng: Các vấn đề như răng mọc lệch, mão răng, miếng trám răng hay cầu răng không vừa khít có thể gây kích ứng cho lợi và làm cho việc vệ sinh răng miệng hàng ngày trở nên khó khăn. Do đó, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp chỉnh sửa như phục hồi răng không phù hợp để giảm nguy cơ viêm lợi.
- Chăm sóc răng miệng hàng ngày: Người bệnh cần thay đổi thói quen và thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, bao gồm đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn và đặt lịch hẹn kiểm tra nha khoa mỗi 6 tháng.
- Chăm sóc lợi: Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc răng miệng hiệu quả tại nhà và lên lịch kiểm tra nha khoa định kỳ và cạo vôi răng.
Thông tin liên hệ:
NHA KHOA TRACY VIỆT NAM
Địa Chỉ: 259 Hà Tôn Quyền, Phường 06, Quận 11, TP Hồ Chí Minh
☎ Hotline: 0901395954
Website: www.nhakhoatracy.vn – https://phamthaotrang.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/@tracydentist
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tracy.dentist/
Instagram: https://www.instagram.com/nhakhoatracy.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoatracy/ và https://www.facebook.com/tracydentist.vn/